QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG THEO ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG
THÔNG TƯ 29/2021/TT-BLĐTBXH CÓ HIỆU LỰC THI HÀNH TỪ NGÀY 15/4/2022.
Căn cứ Khoản II, Điều 3
- Phân loại lao động theo điều kiện lao động:
-
a) Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI.
-
b) Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV.
-
c) Nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III.
- Nguyên tắc phân loại lao động theo điều kiện lao động:
Việc phân loại lao động theo điều kiện lao động phải dựa trên kết quả đánh giá xác định điều kiện lao động theo phương pháp quy định tại Thông tư Số: 29/2021/TT-BLĐTBXH.
▶▶▶ Xem ngay: QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG THEO ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG
Căn cứ Điều 4 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH, mục đích của phương pháp phân loại lao động theo điều kiện lao động như sau:
- Thứ nhất: Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH.
- Thứ hai: Phân loại lao động theo điều kiện lao động đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động để thực hiện các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ đối với người lao động. “Người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật. – Trích dẫn khoản 3, Điều 22 của Luật An toàn vệ sinh lao động”
Điều 10. Trách nhiệm của người sử dụng lao động và các cơ quan liên quan:
Người sử dụng lao động thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại lao động lần đầu và khi có sự thay đổi về công nghệ, quy trình tổ chức sản xuất dẫn đến việc thay đổi về điều kiện lao động hoặc khi thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động mà phát hiện những yếu tố nguy hiểm, có hại mới phát sinh so với lần đánh giá trước đó nhưng phải bảo đảm thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại điều kiện lao động tối thiểu 01 lần trong vòng 05 năm.
Khoản 5 Điều 21 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong đó nội dung vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động như sau: “Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thực hiện đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện chế độ cho người lao động quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật An toàn, vệ sinh lao động”.
Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động có hiệu lực từ ngày 15/4/2022.
Các cơ sở lao động có nhu cầu phân loại lao động theo điều kiện lao động theo quy định tại Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH xin vui lòng liên hệ CÔNG TY TNHH ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN AN TOÀN Á CHÂU
Trên đây là một số thông tin về QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG THEO ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG. Nếu quý đơn vị cần tư vấn hãy liên hệ ngay với An Toàn Á Châu để được hướng dẫn, tư vấn tận tình các vụ của công ty.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN AN TOÀN Á CHÂU
Địa chỉ: 9/43 Đường 11, P.11, Quận Gò Vấp, TP HCM
Hotline: 028.2215.1101 - 090.346.0347
Mail: daotaoantoanachau@gmail.com
Website: Antoanachau.com