KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
- Các sự cố có liên quan tới các loại hóa chất nguy hiểm thường xảy ra ở hầu hết các nước kể cả những nước đang phát triển và những nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong quá trình sản xuất các hóa chất độc hại thải ra ngoài môi trường sẽ gây ra các vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người, gây rủi ro tổn hại tới môi trường sống. Hầu hết sự cố hóa chất gây tổn thương trực tiếp tới sự sống của con người do phơi nhiễm trực tiếp qua mắt, da, qua hệ hô hấp, tới tiêu hóa hay một số nguyên nhân gây ra từ việc nhiễm tạp chất trong đất và nước đã gây những ảnh hướng nghiêm trọng tới chuỗi cung cấp thực phẩm.
- Để ngăn chặn, giảm thiểu các nguy cơ rủi ro và hậu quả (nếu có) do các sự cố hoá chất gây ra, các cơ quan chức năng đã ban hành các quy định về việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hoá chất như: Luật hoá chất, Nghị định 113/2017/NĐ-CP, Thông tư 32/2017/TT-BCT, Nghị định 82/2022/NĐ-CP.
- Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất là dự kiến các nguy cơ, tình huống sự cố có khả năng xảy ra sự cố hóa chất cùng các phương án ứng phó trong tình huống dự kiến đó, các chương trình huấn luyện, diễn tập để đảm bảo sự sẵn sàng các nguồn lực kịp thời ứng phó khi sự cố hóa chất xảy ra trên thực tế.
>>>> Xem thêm về An Toàn Á Châu: Tại đây
Đối tượng và thời điểm phải xây dựng Kế hoạch:
Căn cứ điều 20 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định:
1. Danh mục Hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được ban hành tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định này.
2. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất có ít nhất 01 hóa chất thuộc Phụ lục IV kèm theo Nghị định này với khối lượng tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng khối lượng quy định tại Phụ lục này phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm mà dự án có hoạt động và trình bộ quản lý ngành, lĩnh vực thẩm định, phê duyệt trước khi chính thức đưa dự án vào hoạt động
TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
a) Trong quá trình hoạt động hóa chất, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các yêu cầu đề ra tại Kế hoạch đã được phê duyệt;
b) Lưu giữ Bản Kế hoạch đã được phê duyệt tại cơ sở hóa chất làm căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
c) Hàng năm, các cơ sở hóa chất phải tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Kế hoạch với sự chứng kiến của đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành trung ương hoặc địa
d) Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Kế hoạch đã được phê duyệt, tổ chức, cá nhân phải gửi báo cáo về cơ quan thẩm định xem xét, quyết định. Trường hợp phải xây dựng lại Kế hoạch, hồ sơ, thủ tục thẩm định và phê duyệt Kế hoạch thực hiện như lần đầu
NỘI DUNG KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu về dự án hoặc cơ sở hóa chất.
2. Tính cần thiết phải lập Kế hoạch.
3. Các căn cứ pháp lý lập Kế hoạch.
Chương 1 : THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN/CƠ SỞ HÓA CHẤT
1. Thông tin về quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh: Công suất, diện tích xây dựng, địa điểm xây dựng công trình.
2. Các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ trợ và các công trình khác, danh mục thiết bị sản xuất chính.
3. Công nghệ sản xuất, thuyết minh chi tiết các công đoạn sản xuất, sử dụng, vận chuyển, lưu trữ hóa chất.
4. Bản kê khai tên hóa chất, khối lượng, phân loại, đặc tính lý hóa học, độc tính của mỗi loại hóa chất nguy hiểm là nguyên liệu, hóa chất trung gian và hóa chất thành phẩm.
5. Bản mô tả các yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của mỗi loại hóa chất nguy hiểm, bao gồm: - Các loại bao bì, bồn, thùng chứa hóa chất nguy hiểm dự kiến sử dụng trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển, vật liệu chế tạo và lượng chứa lớn nhất của từng loại; - Tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo (trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài phải ghi rõ tên tiêu chuẩn và tên tổ chức ban hành); - Các điều kiện bảo quản về nhiệt độ, áp suất; yêu cầu phòng chống va đập, chống sét, chống tĩnh điện; - Các phương tiện, hệ thống vận chuyển nội bộ dự kiến sử dụng trong dự án, cơ sở hóa chất.
6. Mô tả điều kiện địa hình, khí hậu, hệ thống giao thông, hệ thống thoát nước khu vực xung quanh vị trí thực hiện dự án, cơ sở hóa chất.
7. Bản danh sách các công trình công nghiệp, quân sự, khu dân cư, hành chính, thương mại, các công trình tôn giáo, các khu vực nhạy cảm về môi trường trong phạm vi 1000 m bao quanh vị trí dự án, cơ sở hóa chất.
Chương 2 : DỰ BÁO NGUY CƠ, TÌNH HUỐNG XẢY RA SỰ CỐ HÓA CHẤT
1. Dự báo điểm nguy cơ Lập danh sách các điểm nguy cơ bao gồm các vị trí đặt các thiết bị sản xuất hóa chất nguy hiểm chủ yếu, các thiết bị hoặc khu vực tập trung lưu trữ hóa chất nguy hiểm kèm theo điều kiện công nghệ sản xuất, bảo quản; số người lao động dự kiến có mặt trong khu vực.
2. Dự báo các tình huống Dự báo tình huống sự cố điển hình có thể xảy ra tại các điểm nguy cơ đã nêu, ước lượng về hậu quả tiếp theo, phạm vi tác động, mức độ tác động đến người và môi trường xung quanh khi sự cố không được kiểm soát, ngăn chặn (việc xác định hậu quả phải dựa trên mức độ hoạt động lớn nhất của thiết bị sản xuất hoặc lưu trữ hóa chất nguy hiểm trong điều kiện khắc nghiệt nhất).
Chương 3 : GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA
1. Các biện pháp về quản lý - Nội quy, quy trình, cảnh báo, giám sát. - Huấn luyện an toàn hóa chất. - Kế hoạch kiểm định, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị công nghệ.
2. Giải pháp về kỹ thuật Các giải pháp phòng ngừa, liên quan đến công nghệ, thiết kế, trang thiết bị phục vụ sản xuất.
3. Kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ xảy ra sự cố; Kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất; trách nhiệm của người kiểm tra, nội dung kiểm tra, giám sát.
Chương 4 : KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
1. Kế hoạch ứng phó đối với các tình huống đã dự báo.
2. Kế hoạch phối hợp các lực lượng bên trong và bên ngoài tham gia ứng phó sự cố hóa chất.
3. Kế hoạch sơ tán người và tài sản.
Chương 5 : NĂNG LỰC ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
1. Năng lực quản lý Hệ thống tổ chức, điều hành ứng phó sự cố.
2. Nhân lực của cơ sở hóa chất - Yêu cầu tối thiểu đối với các vị trí làm việc liên quan đến hóa chất và lực lượng ứng phó. - Kế hoạch huấn luyện, diễn tập ứng phó sự cố hóa chất đối với các kịch bản đã nêu trên.
3. Năng lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị - Danh sách hiện có về trang thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố hóa chất: tên thiết bị, số lượng, tình trạng thiết bị; hệ thống bảo vệ, hệ thống dự phòng nhằm cứu hộ, ngăn chặn sự cố, trang bị bảo hộ cho người lao động và lực lượng tham gia ứng cứu cơ sở phù hợp với các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở, dự án. - Hệ thống báo nguy, hệ thống thông tin nội bộ và thông báo ra bên ngoài trong trường hợp sự cố khẩn cấp. - Kế hoạch thay thế, sửa chữa, bổ sung các thiết bị nêu trên.
Chương 6 : PHƯƠNG ÁN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ SỰ CỐ HÓA CHẤT
Nội dung của phương án khắc phục hậu quả sự cố hóa chất bao gồm:
1. Giải pháp kỹ thuật khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.
2. Phương án bồi thường thiệt hại do sự cố hóa chất gây ra.
KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
1. Những kiến nghị của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất.
2. Cam kết của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất.
PHỤ LỤC CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO
1. Giấy chứng nhận đầu tư của dự án hoặc Giấy chứng nhận đăng ký của cơ sở hóa chất.
2. Sơ đồ vị trí khu đất đặt dự án, cơ sở hóa chất (khổ giấy A3 trở lên).
3. Sơ đồ tổng mặt bằng của dự án, cơ sở hóa chất (khổ giấy A3 trở lên).
4. Sơ đồ mô tả các vị trí lưu trữ, bảo quản hóa chất dự kiến trong mặt bằng dự án, cơ sở và trạng thái bảo quản (ngầm, nửa ngầm, trên mặt đất) (khổ giấy A3 trở lên).
5. Sơ đồ thoát hiểm khi xảy ra sự cố hóa chất.
6. Các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến nội dung của kế hoạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo (nếu có): Bao gồm tên tài liệu tham khảo, tên tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản.
Một số hồ sơ cần trong việc lập kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất.
– Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (đối với DN Việt Nam) và giấy phép đầu tư (với DN nước ngoài)
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và Giấy phép kinh doanh của chi nhánh (nếu có)
– Hợp đồng thuê đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu xây dựng, giấy phép xây dựng (nếu có)
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC hay Giấy chứng nhận thẩm duyệt và nghiệm thu hệ thống PCCC tại doanh nghiệp
– Quyết định phê duyệt Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hay Đề án BVMT hay Cam kết BVMT hay Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn về môi trường.
– Biện pháp chữa cháy và biện pháp cứu hộ cứu nạn, Biên bản kiểm tra PCCC định kỳ.
– Bản vẽ mặt bằng tổng thể dự án – Bản vẽ Sơ đồ thoát hiểm tổng thể dự án
– Danh sách tên hóa chất,(công thức hóa học nếu có) khối lượng, phiếu an toàn hóa chất của mỗi loại -Bản vẽ các vị trí lưu trữ, bảo quản hóa chất, hiện tại và dự kiến (nếu có) trong mặt bằng dự án. (Cần phân biệt rõ các điểm ngầm, nổi, nửa ngầm) Mỗi vị trí cung cấp thêm thông tin: Diện tích (DxR) Để loại hóa chất gì Số lượng người dự kiến có mặt tại đây
– Thống kê Các loại bao bì, bồn, thùng chứa hóa chất nguy hiểm (Vật liệu chế tạo, và kích thước), các điều kiện bảo quản về nhiệt độ, áp suất…
– Danh sách Các phương tiện, hệ thống vận chuyển nội bộ dự kiến sử dụng trong dự án (chi tiết cho tưng khu vực nếu có)
– Danh sách nhân lực quản lý hóa chất, sơ đồ tổ chức
– Danh sách trang thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố hóa chất, số lượng, tình trạng thiết bị cho mỗi khu vực sử dụng
– Nội quy lưu trữ hàng hóa, xuất nhập hàng hoá
Trên đây là một số thông tin cơ bản mà An Toàn Á Châu chia sẻ, nếu quý đơn vị cần tư vấn xây dựng kế hoạch phòng ngừa sự cố hóa chất, hãy liên hệ ngay với Chúng tôi để được hướng dẫn, tư vấn tận tình các thủ tục pháp lý, công tác xây dựng an toàn hóa chất.
>>>> Xem thêm về An Toàn Á Châu: Tại đây
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN AN TOÀN Á CHÂU
Địa chỉ: 9/43 Đường 11, P.11, Quận Gò Vấp, TP HCM
Hotline: 028.2215.1101 - 090.346.0347 (Ms Bích Tyền)
Mail: daotaoantoanachau@gmail.com
Website: Antoanachau.com