SO SÁNH KẾ HOẠCH - BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

SO SÁNH KẾ HOẠCH - BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
Ngày đăng: 10/05/2023

    SO SÁNH KẾ HOẠCH - BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

    - Hóa chất luôn tiềm ẩn các tác dụng hóa học và có thể gây ra các nguy cơ mất an toàn, thậm chí đe dọa tính mạng và mang đến những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường. Do đó, nếu người lao động trực tiếp làm việc hoặc thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với hóa chất không được đào tạo và cung cấp kiến thức sử dụng, bảo quản, vận chuyển đúng cách thì sự cố về hóa chất có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chính vì lẽ đó mà cần bắt buộc các doanh nghiệp khi tham gia vào lĩnh vực cung cấp, sản xuất hay nhập khẩu hóa chất phải thực hiện nghiêm túc việc lập kế hoạch phòng ngừa và có những biện pháp cụ thể để kiểm soát chặt chẽ các loại hóa chất trong những điều kiện khác nhau.

    - Mục đích của xây Kế hoạch hay Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là dự trù các nguy cơ, các sự cố về hóa chất có nguy cơ xảy ra trong quá trình sử dụng, buôn bán, lưu trữ và vận chuyển các loại hóa chất, từ đó sẽ xây dựng các biện pháp phòng ngừa ứng phó, giảm thiểu các nguy cơ xảy ra sự cố đồng thời cần hướng dẫn cho cơ sở nắm và thực hiện các biện pháp xử lý khi xảy ra sự cố.

    - Tuy nhiên, thường có một số thắc mắc giữa việc xây dựng Kế hoạch và Biện pháp là khi nào thì cần phải xây dựng Kế hoạch hay Biện pháp. Cả hai đều có mục đích và phương pháp xây dựng tương tự nhau nhưng có sự khác biệt rõ rệt giữa Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố, được giải thích trong bài viết dưới đây.

    >>>> Xem thêm về An Toàn Á Châu: Tại đây 

    KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

    icon-dong-hungole-blog (467) Căn cứ điều 20 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định:

    1. Danh mục Hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được ban hành tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định này.

    2. Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất có ít nhất 01 hóa chất thuộc Phụ lục IV kèm theo Nghị định này với khối lượng tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng khối lượng quy định tại Phụ lục này phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm mà dự án có hoạt động và trình bộ quản lý ngành, lĩnh vực thẩm định, phê duyệt trước khi chính thức đưa dự án vào hoạt động.

    BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

    - Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 113/2017/NĐ-CP, đối tượng phải xây dựng Biện pháp Phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất bao gồm:

    a) Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định này phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trước khi dự án chính thức đưa vào hoạt động;

    b) Chủ đầu tư ra quyết định ban hành Biện pháp và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu

    icon-dong-hungole-blog (467) Trên đây là một số thông tin cơ bản khác nhau giữa việc tại sao phải xây dựng Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất. Nếu quý đơn vị cần tư vấn xây dựng kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa sự cố hóa chất, hãy liên hệ ngay với An Toàn Á Châu để được hướng dẫn, tư vấn tận tình các thủ tục pháp lý, công tác xây dựng an toàn hóa chất.

     

    Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ: icon-dong-hungole-blog (519)  icon-dong-hungole-blog (519)  icon-dong-hungole-blog (519)  

    CÔNG TY TNHH ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN AN TOÀN Á CHÂU

    Địa chỉ: 9/43 Đường 11, P.11, Quận Gò Vấp, TP HCM

    Hotline: 028.2215.1101 - 090.346.0347 (Ms Bích Tyền)

    Mail: daotaoantoanachau@gmail.com

    Website: Antoanachau.com

     

    Zalo
    Hotline